Tìm kiếm

Lễ phong chân phước Pauline Jaricot Lễ phong chân phước Pauline Jaricot  

Chân phước Pauline Jaricot và thần học truyền giáo

Thứ Hai 04/7, phát biểu tại Tuần lễ Truyền giáo học của Tây Ban Nha, Đức Tổng Giám mục Dal Toso, Chủ tịch các Hội Giáo hoàng Truyền giáo (PMS), tập trung vào hình ảnh chân phước Pauline Jaricot và nhấn mạnh “Pauline là một nhà thần bí và từ kinh nghiệm của chân phước, chúng ta có thể rút ra một số điểm cho suy tư thần học”.

Ngọc Yến - Vatican News

Đức Tổng Giám Mục giải thích rằng "Vào lúc đặt nền móng cho Hội Truyền bá Đức tin, là những người Công giáo, chúng ta không muốn giúp đỡ sứ vụ này hay sứ vụ kia, nhưng cho mọi sứ vụ của Giáo hội. Đó là khái niệm về tính phổ quát. Chân phước Pauline đã nghĩ rằng chị không cảm thấy có ơn gọi tu trì, bởi vì tu viện của chị là thế giới, và do đó điều này chất vấn chúng ta về tương quan của Kitô hữu với thế giới. Cuối cùng, trong những năm đầu tiên được ơn trở lại, chị nghe thấy tiếng nói của Chúa Kitô, hỏi chị có sẵn sàng chịu đau khổ và chết với Người hay không và Pauline thưa xin vâng: đó là chìa khóa để hiểu toàn bộ câu chuyện của chị”.

Theo Chủ tịch các Hội Giáo hoàng Truyền giáo, Kitô giáo không phải là một lý thuyết hay một học thuyết triết học, nhưng là sự Nhập thể. Kitô hữu phải trở nên như thế bởi vì Kitô hữu hướng đến cuộc đời của Chúa Kitô bằng chính ân sủng của Người. Đó không phải là vấn đề của một chủ nghĩa nhân văn chung chung hay một lòng bác ái được chú ý. Đặc biệt, từ cái nhìn tri thức chúng ta phải có can đảm để tái khẳng định sự đóng góp to lớn của Giáo hội trong suốt lịch sử đối với sự trưởng thành của con người. Hiện nay nó là một khía cạnh không thể thiếu cho hoạt động truyền giáo, bởi vì một thần học thực sự không bao giờ có thể thoát khỏi chủ đề chân lý.

Về tương quan với thế giới, chân phước nói rằng tu viện của chị là thế giới và Đức Tổng Giám mục xác định, trong tương quan giữa Giáo hội và thế giới, một trong những điểm ngày nay cần được soi sáng nhất bằng một suy tư thần học đúng đắn. Theo nghĩa này, những gì Công đồng Vatican II đã viết về sự hiện diện của giáo dân trên thế giới để thánh hóa thế giới, để biến đổi thế giới từ bên trong, để mở ra cho nó sự hiện diện cứu độ của Thiên Chúa, phải được quan tâm hơn nữa.

Cuối cùng, về tương quan giữa Giáo hội địa phương và Giáo hội hoàn vũ, Đức Tổng Giám mục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không làm cạn kiệt kinh nghiệm Kitô giáo ở đây và bây giờ, nhưng là hướng nó đến một hơi thở phổ quát, mang lại sự sống cho hiện tại.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.

06 tháng bảy 2022, 11:11