Các nữ tu thả bong bóng bay hình chim bồ câu với mong muốn hòa bình trên bán đảo Triều Tiên Các nữ tu thả bong bóng bay hình chim bồ câu với mong muốn hòa bình trên bán đảo Triều Tiên 

Các Giám mục Hàn Quốc kêu gọi bảo vệ công nhân trong thời điểm đại dịch

Trong tinh thần Ngày Quốc tế Lao động 01/5 sắp tới và đặc biệt trong thời điểm nguy cấp của đại dịch, Ủy ban Công lý và Hòa bình của HĐGM Hàn Quốc kêu gọi mọi người, đặc biệt chính quyền bảo vệ công nhân.

Ngọc Yến - Vatican

Sau khi phân tích giai đoạn phục hồi các hoạt động và dự đoán các chủ đề của Ngày Quốc tế Lao động, Đức cha Bae Ji-hyun, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Hàn Quốc nói: “Động lực của xã hội chúng ta là những người lao động âm thầm lặng lẽ và thường thì mọi người không thấy họ, họ phải làm việc rất nặng nhọc”.

Theo Đức cha, trong tình trạng suy thoái toàn cầu do đại dịch, người nghèo chịu ảnh hưởng trước hết. Sẽ có những hình thức người nghèo mới và nhiều người phải chịu mức lương thấp. Đức cha nhắc lại lịch sử khủng khiếp của một nhân viên của công ty Call Center, người này phải tiếp tục làm việc trong một môi trường chật chội và hạn chế mặc dù các thành viên trong gia đình đều bị nhiễm bệnh. Đức cha tố cáo “Các Call Center là các nhà máy cũ, nơi công nhân bị khai thác. Tiền lương thì rất thấp. Đây là một hiện trạng lập lại giống như cách đây vài năm ở Cheonggyecheon, một khu vực khai sinh công nghệ thông tin ở Hàn Quốc và ngày nay chủ yếu là các tòa nhà chọc trời”.

Theo Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình, “khi khủng hoảng kinh tế xảy đến thì người nghèo luôn là thành phần phải chịu thiệt hại hơn cả. Các công nhân với công việc bấp bênh, các doanh nghiệp nhỏ, người nông dân và người lao động nước ngoài là những người phải gánh chịu thiệt thòi. Đây là lý do tại sao Đức Thánh Cha luôn kêu gọi nhân phẩm trong lao động, một giá trị quan trọng cần phải quan tâm. Văn hóa loại bỏ gây chết người nhiều hơn do virus corona”.

Đức cha Bae Ji-hyun giải thích: “Các thần tượng mới mà chúng ta cần phải đấu tranh đó là phương thức sử dụng người lao động để vượt qua khủng hoảng kinh tế. Các công ty thuê công nhân làm việc nhưng không có trang bị bảo hộ lao động, không có các biện pháp bảo vệ họ”.

Cuối cùng Đức cha đưa ra một khuyến nghị: “Nếu những yêu cầu của người lao động trong điều kiện bấp bênh, người khuyết tật, nông dân và phụ nữ bị bỏ qua thì lý luận lợi nhận luôn chiếm ưu thế trong mọi tính toán. Đức cha hy vọng giai đoạn lịch sử này với sự lây lan Covid-19 là một cơ hội để con người vượt qua sự lây lan ích kỷ tập thể và để tái kích hoạt các kênh đạo đức của tình liên đới, đặc biệt liên quan đến việc ủng hộ các tầng lớp thấp trong xã hội”. (CSR_2772_2020)

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.

22 tháng tư 2020, 11:35