Vì một châu Âu tốt đẹp hơn Vì một châu Âu tốt đẹp hơn  

Các Giáo hội Kitô châu Âu trước bầu cử Nghị viện: Vì một châu Âu tốt đẹp hơn

Từ ngày 23 đến 26 tháng 5 sẽ diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu. Mặc dù cuộc bầu cử không nhận được nhiều sự hưởng ứng, bảo trợ, nhưng điều này không làm cho người Kitô hữu châu Âu bi quan, trái lại người dân châu Âu cần phải tham gia bỏ phiếu vì chính giá trị của cuộc bầu cử.

Ngọc Yến - Vatican

Trên đây là những lời khuyến khích của Hội đồng các Giáo hội Kitô châu Âu (Kek) dành cho người dân châu Âu. Hội đồng đã quyết định đảm nhận vị trí thông tin cho người dân về những gì đang diễn ra cho cuộc bầu xử sắp tới qua việc xuất bản một tập tài liệu với tựa đề: “Đây là tương lai của chúng ta”, kếp hợp một loạt các video quảng bá các nhà lãnh đạo của các Giáo hội Kitô châu Âu trong vài giây bằng cách kêu mời công dân châu Âu đi bỏ phiếu.

Ông Torsten Moritz, Tổng thư ký của Ủy ban các Giáo hội cho người di cư ở châu Âu (CCME) tuyên bố: “Từ nguồn gốc, Liên hiệp châu Âu được xây dựng như một cộng đồng của các giá trị chung, nhưng ngày nay cộng đồng này đang phải “chịu áp lực”. Nguy cơ của chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa cực đoan chính trị đã đạt đến mức chưa từng có trong lịch sử. Đúng là châu Âu đã phạm sai lầm, từ cuộc khủng hoảng kinh tế và cách mà nó đối phó trong những năm gần đây, không có tinh thần liên đới thực sự, đến vấn về di cư, nơi không có sự quản lý chung”.

Tuyên bố chung: Vấn đề di cư

Một tuyên bố chung của các Giáo hội châu Âu và các cơ quan đại kết quốc tế về chủ đề này được trình bày cho Bà Mairead McGuinness, Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu, Hiện tượng di cư là một trong những vấn đề chính.Trong văn bản yêu cầu thực hiện hiệu quả chính sách cho người di cư, liên quan đến tái định cư, thị thực nhân đạo, nghiên cứu và viện trợ, sự cần thiết tái khẳng định quyền tị nạn và áp dụng toàn vẹn Công ước Genève; dấn thân trong việc tiếp nhận, bảo vệ và liên đới không bỏ qua các đòi hỏi cụ thể của những người mới đến châu Âu, tôn trọng phẩm giá của họ; quản lý các xung đột với tinh thần khoan dung, thiện chí và dấn thân xây dựng. Trong một tuyên bố gần đây ông Moritz nói: “Trong quá trình soạn thảo văn bản và thu thập các chữ ký chúng tôi đã hiểu được sự đồng thuận lớn như thế nào về chủ đề này giữa các Giáo hội. Tôi thấy đây là một dấu chỉ hy vọng cho cuộc tranh luận thường rất gay gắt và gây nhiều tranh cãi”.

Một cam kết khó khăn nhưng phải thực hiện

Đối với nhiều người thì đây là một sự cam kết năng nề, không dễ dàng thực hiện và nó lấy không gian của những vấn đề khác của Cộng đồng châu Âu. Nhưng Tổng thư ký của Ủy ban các Giáo hội cho người di cư ở châu Âu nhấn mạnh: “Chúng ta tiếp tục nói: châu Âu không còn cách lựa chọn nào khác, tất cả những giải pháp khác đều tồi tệ hơn ngày nay. Chúng ta đang nhìn thấy những gì nghị viện châu Âu đang làm thật là khó hiểu”. Và chắc chắn nó không giúp ích gì về định kiến đang gia tăng mà chính nó là đối tượng: “Tổ chức này ngày càng được xem không phải là nơi đưa ra các quyết định và là nơi các hoạt động được bắt đầu, nhưng như một buổi trò chuyện buồn, không có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của con người. Bởi vậy, một mặt chúng tôi muốn nói cho mọi người biết nghị viện là gì và mặt khác chúng tôi muốn làm nổi bật một loạt các vấn đề quan trọng đối với chúng tôi và đây là những điều mà Nghị viện châu Âu được kêu gọi hành động trong tương lai”.

Trong các trang của tài liệu, ngoài việc minh hoạc các tính năng chủ yếu của Nghị viện, như về vai trò, thành phần; các vấn đề khác được lưu ý: di cư, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, tương lai của việc làm và mô hình xã hội châu Âu, quản trị kinh tế và vai trò của châu Âu trên thế giới, và cuối cùng là đề tài được đào sâu đó là “Một châu Âu công và toàn diện hơn”.

Xây dựng những cây cầu

Ông Moritz giải thích: "Không có nguyên tắc nào được nêu", thay vào đó, các câu hỏi "cố gắng giữ cho cuộc tranh luận được cởi mở bao nhiêu có thể". Đó là cách tiếp cận mà các vấn đề riêng lẻ được giải quyết tạo ra sự khác biệt: người ta đọc trong tài liệu các điểm tham chiếu là các giá trị của hòa bình, khoan dung và tình liên đối để "xây dựng những cây cầu" và "hành động khi phải phối diện với xung đột với tư cách là tác nhân của hòa giải". Hơn nữa, "với nhận thức về các giá trị Kitô giáo, chúng ta đặt công lý, hòa bình, liên đới và phẩm giá con người vào trung tâm của những gì chúng ta làm". Đây là cách duy nhất để "cùng nhau tạo ra một châu Âu an toàn, công bằng và cởi mở hơn", với hy vọng rằng "đó cũng sẽ là cam kết, dấn thân của những người sẽ định hình tương lai của lục địa".

Tài liệu kết thúc với một loạt các đề nghị cụ thể: hãy đi bỏ phiếu, thông tin cho nhau, tìm cách đối thoại với các ửng cử viên, chia sẻ với họ những kỳ vọng và cùng nhau thảo luận, tham gia cac các cuộc tranh luận ở địa phương, nhận thức vị trí của Giáo hội. Nhưng trước hết, điều chủ yếu định hướng cho toàn bộ tài liệu và khuyến khích của của Hội đồng các Giáo hội Kitô châu Âu đó là thực hiện quyền bỏ phiếu. Moritz kết luận: “Trách nhiệm đặc biệt của các Kitô hữu được mời gọi sống chung và dấn thân trong xã hội. Cuộc bầu cử chỉ diễn ra trong vài ngày, nhưng nó có tầm ảnh hưởng lớn, lâu dài”.
 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.

15 tháng ba 2019, 13:46