Tìm kiếm

Người dân Ucraina đau khổ vì chiến tranh Người dân Ucraina đau khổ vì chiến tranh 

Đức Thánh Cha thương khóc dân Ucraina đau khổ vì chiến tranh

Trong buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Chúa nhật 01/5, tháng kính Đức Mẹ, Đức Thánh Cha mời các tín hữu và các cộng đoàn mỗi ngày trong tháng này lần chuỗi Mân Côi để cầu nguyện cho hoà bình, đặc biệt cho Mariupol thành phố của Ucraina được gọi là “thành của Đức Maria” đã bị ném bom và phá huỷ.

Ngọc Yến - Vatican News

Sau kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nhắc đến lễ phong chân phước cho cha Mario Ciceri, và bà Armida Barelli tại Milan hôm thứ Bảy. Đức Thánh Cha nói: “Cha Mario Ciceri là một cha phó của một giáo xứ quê, đã tận tâm cầu nguyện và giải tội, thăm viếng người bệnh và ở với giới trẻ trong nguyện xá, như một nhà giáo dục hiền lành và một vị hướng dẫn đáng tin cậy. Một mẫu gương sáng về mục vụ. Bà Armida Barelli là vị sáng lập Phong trào Công giáo Tiến hành dành cho các thiếu nữ. Bà đã đi khắp nước Ý để mời gọi các thiếu nữ và những người trẻ dấn thân cho Giáo hội và xã hội. Ngoài ra, bà còn cộng tác với cha Gemelli để thành lập Đại học Công giáo Thánh Tâm”.

Tiếp đến, nhân bắt đầu tháng Năm, tháng kính Đức Mẹ, Đức Thánh Cha mời các tín hữu và các cộng đoàn mỗi ngày trong tháng này lần chuỗi Mân Côi để cầu nguyện cho hoà bình, đặc biệt cho Mariupol thành phố của Ucraina được gọi là “thành của Đức Maria” đã bị ném bom và phá huỷ. Một lần nữa Đức Thánh Cha kêu gọi mở hành lang nhân đạo an toàn cho những người đang còn bị kẹt ở trong nhà máy thép của thành phố đó. Ngài nói: “Tôi đau khổ và khóc thương nghĩ đến những đau khổ của người dân Ucraina, đặc biệt những người yếu đuối, người già và trẻ em. Thậm chí còn có những tin khủng khiếp về những em bé bị trục xuất và lưu vong. Trong khi chứng kiến sự chết chóc của nhân loại, tôi tự hỏi, cùng với nhiều người đang đau khổ, có phải người ta đang thực sự tìm kiếm hoà bình, muốn tránh một sự leo thang quân sự và lời nói, đang làm mọi sự có thể để vũ khí im lặng hay không? Xin anh chị em đừng đầu hàng trước bạo lực, trước vòng xoáy của vũ khí. Hãy thực hiện con đường đối thoại và hoà bình. Chúng ta hãy cầu nguyện”.

Ngày 01/5, Ngày Quốc tế Lao động, Đức Thánh Cha nói đây là dịp để làm mới cam kết ở khắp nơi và cho mọi người có việc làm xứng nhân phẩm. Ngài hy vọng từ thế giới lao động, sẽ xuất hiện ý muốn phát triển kinh tế hoà bình. Đức Thánh Cha nhắc mọi người nhớ những công nhân bị thiệt mạng trong khi lao động, đây là một thảm kịch rất phổ biến hiện nay.

Ngày 03/5 tới, là Ngày Tự do Báo chí Thế giới, trước khi chào tạm biệt các tín hữu, Đức Thánh Cha bày tỏ cảm phục các nhà báo đã phải trả giá cho quyền này. Ngài nói năm ngoái trên toàn thế giới có 47 nhà báo bị sát hại và hơn 350 người bị tù. Đức Thánh Cha cám ơn đặc biệt các nhà báo can đảm cho mọi người biết tin tức về những tai ương của nhân loại.

 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.

01 tháng năm 2022, 13:55

What is the Regina Coeli?

The antiphon Regina Coeli (“Queen of Heaven”) is one of four traditional Marian antiphons, the others being Alma Redemptoris Mater, Ave Regina Coelorum, and Salve Regina.

It was Pope Benedict XIV who, in 1742, enjoined the recitation of the Regina Coeli in place of the Angelus during Eastertide, that is, from Easter Sunday to the end of Pentecost. It is recited standing as a sign of Christ’s victory over death.

Like the Angelus, the Regina Coeli is said three times a day, at dawn, at noon, and at dusk, in order to consecrate the day to God and the Virgin Mary.

This ancient antiphon arose, according to a pious tradition, in the 6th century; it is attested in documentary sources from the first half of the 13th century, when it was inserted in the Franciscan breviary. It is composed of four short verses, each ending with an “alleluia.” With the Regina Coeli, the faithful turn to Mary, the Queen of Heaven, to rejoice with her at the Resurrection of Christ.

At the Regina Coeli on Easter Monday of 2015, Pope Francis spoke about the spiritual dispositions that should animate the faithful as they recite this Marian prayer:

“In this prayer, expressed by the Alleluia, we turn to Mary inviting her to rejoice, because the One whom she carried in her womb is Risen as He promised, and we entrust ourselves to her intercession. In fact, our joy is a reflection of Mary’s joy, for it is she who guarded and guards with faith the events of Jesus. Let us therefore recite this prayer with the emotion of children who are happy because their mother is happy.”

Kinh Truyền Tin/Kinh Nữ Vương Thiên đàng cuối cùng

Đọc tất cả >