Điểm sách - Thần học Máccô – Thần học về Tin mừng Máccô

Tập sách này sẽ vừa tìm cách mô tả nền thần học của mỗi tài liệu về mặt thần học vào tài liệu đó, và cũng lưu ý đến bối cảnh qui điển của sách ấy và bất cứ ảnh hưởng đặc biệt nào tài liệu ấy có thể có đối với lịch sử của đức tin và đời sống Kitô giáo. Để có thể nắm bắt được nội dung hơn, tài liệu này nhắm đặc biệt tới những ai đã có ít là một hay hai năm học trọn thời gian về Tân Ước và thần học trước đó.

Văn Cương, SJ - Vatican News

Tác phẩm: Thần học Máccô – Thần học về Tin mừng Máccô

Nguyên tác: New Testament Theology - The Theology of the Gospel of Mark

Tác giả: W.R. Telford

Chuyển ngữ: Lm. Đaminh Nguyễn Đức Thông, CSsR.

Tuy Tân Ước thường được dạy trong các Phân khoa hay các trường học hoặc các Phân khoa thần học/Thiên Chúa/tôn giáo, nhưng việc nghiên cứu có tính thần học riêng về các tác phẩm Tân Ước thường rất ít hoặc chỉ chắp vá.

Vì một điều duy nhất, kiểu nghiên cứu truyền thống một tài liệu Tân Ước nào đó thường qua phương tiện chú giải trực tiếp, thường nghiên cứu từng câu một. Các mối bận tâm của thần học xô đẩy những vấn đề hấp dẫn về văn chương và văn phạm, lịch sử và bản văn, không kể gì tới thần học. Việc chú giải như thế thường mất rất nhiều thời gian, đến độ người ta chỉ có thể bàn về một hoặc hai tác phẩm trong một chiều sâu nào đó trong chương trình dầy đặc kéo dài ba năm.

Vì thế, cần có một loạt sách để lấp đầy khoảng cách giữa một lời giới thiệu quá ngắn với một khoa chú giải quá đầy đủ, đến độ việc bàn bạc về mặt thần học bị mất hút trong quá nhiều thứ bận tâm khác. Nghĩa là, cần đến một tài liệu có thể viết dài về thần học của từng tác phẩm hơn những gì họ thường viết trong các lời giới thiệu cho các sách chú giải hoặc viết dài hơn như một phần của các nền Thần học Tân Ước và để đào sâu các chủ đề và các vấn đề thần học của các tác phẩm ấy mà không bị ràng buộc với khuôn khổ của sách chú giải hay với cấu trúc theo chủ đề được cung cấp từ những nơi khác.

Do đó, tập sách này sẽ vừa tìm cách mô tả nền thần học của mỗi tài liệu về mặt thần học vào tài liệu đó, và cũng lưu ý đến bối cảnh qui điển của sách ấy và bất cứ ảnh hưởng đặc biệt nào tài liệu ấy có thể có đối với lịch sử của đức tin và đời sống Kitô giáo. Để có thể nắm bắt được nội dung hơn, tài liệu này nhắm đặc biệt tới những ai đã có ít là một hay hai năm học trọn thời gian về Tân Ước và thần học trước đó.

Nội dung

Vấn đề 1: “Vậy người này là ai?”: Bản chất và ý nghĩa của Kitô học Máccô

Khi đọc Tin mừng Máccô từ đầu tới cuối, người ta tức khắc bị đánh động bởi một số hình ảnh trình thuật, nhờ đó, người ta thấy được đặc điểm của nhân vật trung tâm. Nhân vật ấy xuất hiện với tư cách là vị thầy có uy quyền, một ngôn sứ có đặc sủng và một người chữa lành và trừ quỷ nổi tiếng. Ngài được tuyên xưng là “Đức Kitô”, hay “Con Thiên Chúa” (15, 39). Tuy nhiên, Ngài lại nói về mình là “Con Người” và định nghĩa vai trò của Ngài là vai trò của một đầy tớ (10, 45). Vậy, dựa vào việc trình bày đa diện này, ta làm thế nào để xác định Kitô học của Máccô và sự hiểu biết của ông về Chúa Giêsu?

Theo tác giả, Kitô học của Máccô không đơn thuần là một tóm tắt tổng hợp các tước hiệu, hay danh xưng được đặt cạnh nhau ấy. Bức tranh này phức tạp hơn thế nhiều, ít nhất vì hai lý do. Một là, tác giả Tin mừng này cách đơn giản không trình bày quan niệm của ông về Chúa Giêsu, và như ta đã thấy, cũng không tiếp thu từ phong trào Kitô giáo tiên khởi, cả Do Thái lẫn Dân ngoại. Hai là, tác giả Tin mừng có thể đã tiếp thu các tư liệu có tính truyền thống hơi nghiêng về Kitô học vì những lý do khác nhau.

Từ những phân tích trên, tác giả tiếp tục triển khai bản chất và ý nghĩa của Kitô học Máccô một cách tỉ mỉ và chi tiết.

Vấn đề 2: Và Ngài buộc họ không được nói cho ai biết”: chủ đề xuyên suốt về sự bí mật của Tin mừng Thứ hai

“Có ba khía cạnh của việc tác giả Tin mừng này trình bày Chúa Giêsu cách riêng những chỗ có sự bí mật thường xuyên được khẳng định về Ngài. Một là, có việc bắt phải im lặng khiến người ta phải bối rối. Ngài được mô tả là người bắt phải im lặng, những người Ngài đã chữa lành, sau những lần chữa lành ấy, Ngài truyền cho họ không được nói cho ai biết về sự phục hồi của họ. Ngài được phác hoạ là buộc các môn đệ phải im lặng, những người ở vòng trong, sau mặc khải, Ngài buộc ngặt họ không được loan tin gì về việc Ngài là Mêsia và buộc họ không được nói cho ai về thị kiến họ đã thấy cho tới khi phục sinh.

Tiếp đến, Chúa Giêsu của Máccô xuất hiện liên tục trong các buổi họp riêng với các môn đệ Ngài, trong đó, họ được mời hiểu về bản chất, ngụ ý và ý nghĩa của giáo huấn, con người và công việc của Ngài

Một khía cạnh của sự bí mật được gán cho Chúa Giêsu này liên quan tới chính giáo huấn của Ngài. Cách kỳ lạ, tác giả Tin mừng báo cho độc giả ông rằng mục đích của các dụ ngôn của Chúa Giêsu không ngằm khai sáng cho cử toạ Do Thái của ông mà nhằm làm cho họ hoang mang, không hiểu, không nhằm mặc khải chân lý cho họ mà nhằm che giấu chân lý ấy đối với họ. “Phần anh em, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa đã được ban cho anh em; còn với những người kia là những kẻ ở ngoài, thì cái gì cũng phải dùng dụ ngôn, để họ có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy, có lắng tai nghe cũng không hiểu, kẻo họ trở lại và được ơn tha thứ.”.

Ba khía cạnh này của thái độ của Chúa Giêsu trong Máccô cũng được bổ túc bằng những đặc điểm ứng xử khác. Ngài được trình bày, thường xuyên rút khỏi đám đông và thỉnh thoảng còn cố tình tránh các đám đông ấy. Sự dè dặt này của Ngài cũng lan cả sang giới lãnh đạo Do Thái. Đối với những người này, Ngài thẳng thừng từ chối trình bày “các chứng tá Kitô học”, có lần đối với những người Pharisiêu, Ngài khước từ, không cho họ một dấu lạ; lần khác, đối với các thượng tế, ký lục và các kỳ mục, Ngài đã giấu không cho họ biết Ngài lấy quyền ở đâu.

Khi hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các đặc điểm này được xem xét cùng nhau, và tạo nên một chủ đề xuyên suốt về sự bí mật, toả khắp tin mừng. Như vậu, toàn bộ hiệu quả của chúng là trình bày Chúa Giêsu là người mang một phẩm giá hay tình trạng Thiên sai bí mật.

Sau đó, vấn đề khơi lên như sau: “Giải thích thế nào về việc trình bày kỳ cục của tác giả đây?”

Hai loại giải thích chính đã được đưa ra. Trước hết, có những giải thích có tính lịch sử. Tán thành phương pháp này, động cơ che giấu vẫn được coi là một mặt của thái độ và giáo huấn của Chúa Giêsu lịch sử, một đặc điểm của Ngài, nói cách khác, một đặc điểm được Máccô thuật lại cách chính xác. Hai là, vẫn có các giải thích văn chương và thần học. Động cơ chính của phương pháp này nhằm nhìn chủ đề xuyên suốt như một thiết bị văn chương và thần học, ở đó, các truyền thống khác nhau về Chúa Giêsu lịch sử được trình bày cho độc giả trong viễn cảnh toàn diện của Kitô học được chấp nhận trong cộng đoàn Máccô một lúc nào đó sau cái chết của Chúa Giêsu và sự trỗi dậy của niềm tin hậu Phục sinh vào sự sống lại của Ngài hay nói cách khác, qua lăng kính của tín điều Hội thánh hay ý thức hệ của tác giả Tin mừng.

Trên đây là những phác hoạ ngắn gọn trong một loạt những chủ đề nằm trong tác phẩm Thần học Máccô. Giờ đây, chúng ta cùng điểm qua những nét chính trong tác phẩm này:

Mục lục

Chương 1: Bối cảnh lịch sử của Tin mừng Máccô – Tác giả, thời gian, nguồn gốc, cộng đoàn Máccô, truyền thống trước Máccô.

Chương 2: Thần học của Máccô – Bản vị của Chúa Giêsu, Sứ điệp của Chúa Giêsu, Sứ vụ của Chúa Giêsu,…

Chương 3: Máccô và Tân ước: Máccô và Phaolo, Máccô và các Tin mừng, Máccô và Công vụ,…

Chương 4: Máccô trong Hội thánh và thế giới này – Máccô và luật, Máccô và khủng hoảng, Máccô và phụ nữ,…

Tác phẩm “Thần học Máccô” dày … trang trên khổ giấy ....

Như đã được giới thiệu mở đầu, tập sách này sẽ mô tả nền thần học Mác-cô, và cũng lưu ý đến bối cảnh qui điển và bất cứ ảnh hưởng đặc biệt nào đối với lịch sử của đức tin và đời sống Kitô giáo. Là một tác phẩm mang tính học thuật, nghiên cứu chuyên sâu, cuốn sách cần đến những độc giả có kiến thức nền tảng nhất định về Thần học, về Tân ước để có thể nắm bắt được nội dung tác phẩm này.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.

13 tháng mười một 2022, 12:35